“The Umbrella Academy” – How to deal with your superpower?

The Umbrella Academy is a superhero fiction series, about a family of 7 children with superpowers. They were all adopted by a billionaire. He became their dad and also trained them to be a superhero team to save the world.

Bộ phim được Netflix gắn mác 16+, bởi trong phim có một số cảnh bạo lực, không phù hợp với đối tượng thiếu nhi. Những bạn có trình độ tiếng anh trung cấp trở lên có thể xem bộ phim này để luyện nghe tiếng anh. Bộ phim này sẽ phù hợp với những bạn thích thể loại viễn tưởng, siêu anh hùng, với những tình tiết hấp dẫn, và đôi lúc cũng có những chi tiết hài hước nữa.

The series begins in present day with 7 children now has grown up. Luther, number 1, is half ape-half human, super strong, living on the Moon. Number 2 Diego, loves to fight crimes in secret and can control the directions of all moving things. Allison, number 3, is a celebrity actress, who can control everyone using her words. Number 4 is Klaus who is a drug addict that can talk to the dead people. Number 5 can travel through time and space. Number 6, Ben, is dead, but can still talk to Klaus. He has tentacles on his stomach like an octopus. Number 7 is a violinist who at first seems to have no power but then it turns out that she can turn sounds into a super strong energy. But this power is too strong that it has been suppressed to protect others. Her father asked her to use drugs to control her emotions and asked her sister, Allison to use her magic to make Vanya believe that she has no power.

Ngoài 7 anh em này thì trong phim còn có sự xuất hiện của bố họ, một tỉ phú lạnh lùng và ít nói. Ông đột ngột chết một cách bí ẩn và những người con dù giờ đã mỗi người một nơi, khi nghe tin đã phải quay về thăm nhà và tìm hiểu nguyên nhân cái chết của ông. Ngoài ra họ còn có một bà mẹ người máy và một quản gia là tinh tinh nhưng cực kỳ thông minh.

The main characters in this series are superheroes, but they are far from being perfect. In fact, they have had a lot of struggles with their superpowers and their relationships. This is because they have made a lot of bad decisions on the way of being superheroes. Based on their experiences, I’m going to share with you 3 steps to learn how to deal with your superpower.

  1. Know that you have it

Đầu tiên thì bạn không thể trở thành siêu nhân nếu không biết sức mạnh của mình là gì.

Just like the case of No.7 in the family, Vanya. She is believed to be the only one with no power in the family, but towards the second half of the series, we can figure out that she has superpower, and her superpower is in fact the most dangerous among the 7.

Số 7, tên thật là Vanya, ngoài việc không biết mình có siêu năng lực, cô cũng không biết mình có khả năng làm chủ hạnh phúc và xây dựng cuộc sống riêng cho bản thân. Cô sống trong sự cô lập với gia đình, và với thế giới xung quanh.

The relationship between Vanya and her family was so bad. Her dad hid her power away and all her siblings ignored her for being normal. She was the outcast of the family. And she blames her family for her unhappiness.

Với sự mập mờ về chính bản thân, Vanya không rõ mình là ai, mình thích gì và khả năng thực sự của mình. Điều này đã khiến cho Vanya trở thành mục tiêu cho những kẻ xấu lợi dụng, dù rằng chính nhờ có kẻ xấu mà cô phát hiện được ra khả năng của chính mình.

But suddenly knowing that you have superpower is even worse than not knowing if you are not able to control it. Vanya has made this mistake.

  1. Learn how to control it

Việc có một siêu năng lực có thể là một món quà, nhưng cũng tiềm ẩn cực kỳ nhiều nguy cơ, bởi nếu sử dụng nó không đúng cách, rất nhiều hệ luỵ sẽ xảy ra.

When Vanya finally recognises her power, she hurt innocent people, and even her family. This is because she just knows that she has superpower, but she never learns how to control it.

Học cách kiểm soát siêu năng lực cũng giống như học cách kiểm soát bản thân mình vậy. Vanya đã sử dụng thuốc ức chế cảm xúc nhiều năm, vì thế cô chưa bao giờ học cách tự điều phục chính mình.

Controlling oneself seems like an easy task, but it is not. Vanya has to deal with her anger, her biggest issue. Well, I believe that Vanya is not the only one who has to control her frustration because everyone become different people when they let their rage run freely.

Vanya không phải là người duy nhất cần kiểm soát bản thân. Số 5 trong gia đình cũng vậy. 5, với tính cách ngạo mạn, đã phạm sai lầm ngay từ khi còn nhỏ, lúc mới phát hiện ra khả năng đi xuyên thời gian và không gian.

Five is quite arrogant and he believes that he is ready to jump through time even though his dad told him that he was not ready. He did it anyway and got stuck in the future for decades, not knowing how to get back to his family.

  1. Eliminate your fear

Sau khi biết mình có siêu năng lực và rèn luyện để kiếm soát rồi thì bước tiếp theo sẽ là học cách vượt qua nỗi sợ của chính mình. 

Klaus, who can talk to the dead, turned into drugs and alcohol addiction because he was afraid of his own power. He was terrified of the dead people, so he tried to get super high and drunk all the time not to see them again. That is why he not only couldn’t help his brothers and sisters but also made a really huge mistake that revealed the family secret to a bad guy.

Tuy nhiên, Klaus đã nhận ra sai lầm này của mình và cố gắng sửa chữa. Sau một lỗi xảy ra khi dịch chuyển thời gian, Klaus đã lạc về Việt Nam thời chiến tranh chống Mỹ, phải gia nhập đội quân của Mỹ. Ở đây anh đã gặp được tình yêu của đời mình là một người lính trẻ tuổi, người sau đó đã chết trên chiến trường. Chứng kiến sự hi sinh của người yêu, Klaus đã quyết tâm sẽ cai rượu và thuốc để gọi hồn được người yêu mình và trở thành người có ích hơn.

Allison made the same mistake when she decided not to use her power again because she was afraid that she could not control it. She is the only one in 7 people that has her own family with a husband and a daughter, but she lost them because she used her superpower to control her daughter. Her husband took her daughter away from her because he believed that she was a dangerous mother. That is when she decided not to use her power again because she thought that it was the reason for her unhappiness.

Tuy nhiên việc cố ý chối bỏ năng lực của mình không có tác dụng gì, bởi đó không phải mấu chốt vấn đề. Vấn đề nằm ở việc cô không thể kiểm soát được bản thân, không biết sử dụng năng lực đúng lúc để bảo vệ người xung quanh thay vì làm hại họ. Càng sợ hãi, cô chỉ càng né tránh và không bao giờ làm chủ được năng lực này.

The series discuss a lot about timeline and time travelling. A sentence that I really like from the show is that no one is insignificant. In the timeline, one small action of one person only can change everything, no matter who they are. In a way, everyone has the power of changing the world, the history and the future. And so do you. So, now you are in step 1, recognising your superpower. Step 2 and 3 are ahead of you, good luck!

This is the end of the final episode of season one. I hope you like it and if you want, check out this series on Netflix. See you in the next season in 2022. Goodbye and Happy New Year!

“The Social Dilemma” – Are we connected or separated?

Ở tập này mình sẽ đổi gió một chút để nói về The Social Dilemma hay tên tiếng việt là Song đề xã hội, thuộc thể loại phim chính kịch tài liệu.  Đây là một bộ phim mà mình khá thích, và mình nghĩ rằng những vấn đề đặt ra trong phim đang càng ngày càng trở nên quan trọng đối với thế hệ trẻ chúng mình, những người thường xuyên sử dụng mạng xã hội.

Docudrama is a hybrid type, combining documentary and drama. Like other documentary films, the social dilemma also bases on facts, not fiction, to tackle on a social issue, and here it is the problems with social media.

Nhưng bộ phim này vượt trội hơn các phim tài liệu thuần tuý ở chỗ, bộ phim xen lẫn góc nhìn của chuyên gia với một câu chuyện hư cấu, cuốn người xem vào câu chuyện của nhân vật.

Have you ever tried not using social media for just one day? Even during your meal time, your bathroom break, when you wake up or before you go to bed. This is the problem of the main character in the film, as a teenager, he cannot live without his phone. The problem began when his mom challenges him to not use his phone for 24 hours.

Trong khoảng thời gian không được dùng điện thoại, cơn nghiện mạng xã hội của cậu bé được dịp phác tác và bộ mặt thật của mạng xã hội cũng được vạch trần.

The film recruits experts from the social media industry, people who worked or even founded social media companies like facebook or twitter. An important question that these experts put out for all social media users is: We all use social media for free, so how do they make money?

Câu trả lời cho câu hỏi này là, chúng ta không phải trả tiền để sử dụng dịch vụ, bởi vì chúng ta là sản phẩm chứ không phải là khách hàng.

Social media companies’ real customers are advertising companies, or anyone who is willing to pay for them to get users’ data. They can do anything they want with this data, and we will never know how our data are being used.

Nhưng đây là những loại dữ liệu gì và tại sao chúng lại đáng giá như vậy?

This huge amount of data can help the advertisers draw an exact picture of who we are, what we like, our hobbies, our motivations, our families and friends, even our religions and political stands. Basically they know everything about us based on all the scrolls and clicks we make, all the photos we post, the texts and calls we have on social media.

Chính vì lẽ đó mà mạng xã hội liên tục lôi kéo chúng ta dành hàng giờ mỗi ngày lướt mạng và cung cấp thêm cho họ thật nhiều dữ liệu. Chúng ta chỉ là những con rối trong tay những nhà sản xuất mạng xã hội.

Social media is designed to get us addicted. They can only gain more money from our data, and they can only gain more data if we keep scrolling.

Từng thông báo hiện lên trên điện thoại của bạn, những cú lướt, những lượt like, những gợi ý, đều nằm trong sự tính toán của người thiết kế, sao cho bạn dành nhiều thời gian nhất và cung cấp nhiều thông tin nhất về bản thân mình cho bên thứ ba bỏ tiền ra mua và sử dụng theo ý họ.

Some of us may already know this. Some of us may not even care about this. Ok they use our data, so what?

Vấn đề nằm ở chỗ, chúng ta không bao giờ biết được những dữ liệu cá nhận mình sẽ được dùng vào việc gì. Bên thứ ba có thể dễ dàng tận dụng những điểm yếu của chúng ta để lôi kéo ta làm một việc gì đó. Nó có thể chỉ đơn giản là mua một số sản phẩm mà ta không cần dùng tời, hoặc nghiêm trọng hơn thì lôi kéo ta chia sẻ những thông tin sai sự thật.

Even the fact that we spend so much time using social media can have negative effects, we tend to spend less time with real people, and the interactions we have online tend to be more important than what is real.

Có thể nhìn vào trường hợp của instagram như một ví dụ. Trong phim, một cô bé đang tuổi vị thành niên sử dụng mạng xã hội này và trở nên mặc cảm về ngoại hình của mình khi có những bình luận ác ý trên bức ảnh của cô. Sau đó cô sử dụng các công cụ chỉnh ảnh để làm cho bức ảnh trở nên hợp với ý muốn số đông hơn, đăng lại và nhận được nhiều like.

But then, she looked at herself in the mirror. It was nothing like the photo that she edited. She wanted to look like the photo, which was impossible. That was when she felt ugly and depressed.

Tất cả những bức ảnh chúng ta nhìn thấy trên mạng xã hội, đều chỉ là một phần sự thật, hoặc thậm chí không phải là sự thật.

So why do we have to constantly consume something that is not even real? I’ll leave this question for you to answer.   

“You”, are You the one?

Ở tập lần trước mình đã nói về phim Modern Family. Phim này thì mình gần như là bắt buộc những bạn học sinh của mình xem, và thường thì các bạn ấy khá thích. Còn bố mình thì sau khi nghe được tập này vào ngày sinh nhật thì đã gửi cho mình một thông điệp như thế này.

Thank you my daughter.

My dad

Aww, that’s the least I can do, dad.

Hôm nay mình sẽ nói về phim You, một bộ phim cực kì đáng xem cho những bạn nào trên 16 tuổi, bởi phim này có một số cảnh quay không phù hợp với trẻ em đâu nhớ. 

I believe that You is the best psychological thriller you can watch in 2021. It has released 3 seasons and all of them are sooo exciting to watch. This show is suitable for people with Intermediate English or above. 

Bộ phim này được kể theo điểm nhìn của anh chàng Joe, một kẻ có ngoại hình điển trai nhưng lại là một kẻ sát nhân, qua 3 mùa phim thì anh chàng đã hẹn hò với khá nhiều cô gái, và, đã giết khá nhiều người.

One of my best students is also a fan of this series and thrillers in general. Actually she just got married last month, so I would like to take this chance to congratulate her, again, and hope that she will have a lifetime of happiness with her husband.

Ok để xem xem học sinh của mình nghĩ gì về phim You nhé.

“You is a movie that I cannot stop watching because it reflects the dark side of love in the 4.0 technology era. The movie is narrated by Joe, the main character, he is a book store manager in NYC. He met Beck and fell in love with Beck immediately. At the beginning of the movie we thought that there will (would) be a romantic love, but it turned out to be a thrillers with many dark secrets that amazed people.”

You là một bộ phim đi theo motif không có hai tuyến nhân vật chính diện và phản diện, mà lấy nhân vật phản diện làm trung tâm, khai thác tâm lý, quá khứ và để lộ một số những giây phút không quá tệ của anh ta, khiến cho khán giả vừa giận vừa thương.

Ok I know that the bad guy here is the main character but some people online seems to be rooting for Joe, some even want to date him in real life. I mean, why? He may look like a prince charming but he is a muderer, he kills people! Why?

Sau đây mình sẽ phân tích 2 lý do tại sao dù cho Joe là một kẻ sát nhân tàn độc nhưng vẫn có người yêu hắn ta, và sự thật về ảo tưởng tình yêu đằng sau sự thích thú này.

The first thing that got people into a toxic person like Joe is because they blindly believe in a perfect romantic relationship like in cheesy romantic movies or novels.

Bộ phim đã khai thác rất thành công những khoảnh khắc lãng mạn khá sến trong những mối tình thường thấy trên phim, và những khoảnh khắc này chính là lý do khiến những cô gái mù quáng tin vào một tình yêu không thực tế.

For example, when the girl gets into trouble, the guy suddenly appears out of nowhere to rescue her. Then she realises this is fate and falls for him because she feels protected when he is around.

Tình tiết sến sẩm này được tái hiện lại trong phim khi Joe gặp Beck, nữ chính của mùa 1. Nhưng bí ẩn đằng sau thứ gọi tên là số phận lại được nhà làm phim vạch mặt không thương tiếc. 

Joe was there immediately to save Beck’s life because he had been stalking her.

Kinh khủng hơn, sau màn giải cứu bất đắc dĩ này, Joe còn tiện tay lấy trộm điện thoại của Beck để tiện cho việc theo dõi sau này.

“He started to stalk Beck on social media and tried to manipulate her life via her old smartphone. He also does crazy things like killing people because of her.”

When the girl feels like Joe really understands her, she thinks that he must be the one, her soulmate. But little did she know that Joe only understood her because he could read all her messages she sent to her friends.

Ngoài niềm tin mù quáng vào thứ tình yêu lãng mạn này, những cô gái còn bị thu hút bởi Joe vì bản thân họ tin rằng việc tìm kiếm nửa kia hoàn hảo là điều kiện tiên quyết cho một tình yêu hạnh phúc.

Beck has daddy issue and that’s why she always wants to find a man who takes care of her like her dad never did. But she also wants a man who is rich and successful enough to impress her friends.

Chính mong muốn phi thực tế này của Beck đã đẩy cô đến với Joe, bởi chỉ có một kẻ chuyên rình mò như Joe mới có thể hiểu được Beck, chỉ có một người sẵn sàng giết người dưới danh nghĩa bảo vệ bạn gái như Joe mới khiến cho Beck cảm thấy được an toàn.

Didn’t Beck ask for all of this?

Chính bản thân Joe cũng chìm sâu vào niềm tin về một nửa kia hoàn hảo để rồi trượt dài trên con đường đi tìm hạnh phúc cho chính mình.

Joe was born in an unhappy family, with a mom who could not protect him and an abusive step dad. He then killed his dad to protect his mom. 

Tất cả những người từng dạy bảo Joe trong quá khứ, nếu là phụ nữ thì đều quá yếu đuối để có thể bảo vệ được anh. Nếu là đàn ông thì sẽ đánh đập hoặc lăng nhục Joe, Joe đã bị bạo hành cả về thể chất lẫn tinh thần khi còn là một đứa trẻ.

His mom wanted to be with him but she couldn’t. He started to form an ideal partner in his mind: an innocent and vulnerable woman.

Joe làm mọi thứ để chắc chắn rằng mình tìm được “nửa kia” vừa vặn với mình, và có thể làm tất cả để bảo vệ người đó, kể cả giết người.

Joe dreams of a perfect relationship, with a perfect partner. For that woman, he can do anything, including the dirty tasks like killing and stalking, to make sure she loves him.

Joe làm tất cả những điều xấu xa trên danh nghĩa của tình yêu và mong muốn bảo vệ cho người mình yêu. Joe muốn làm anh hùng đi trừng trị những kẻ xấu và muốn được người mình yêu thương công nhận như vậy. Nhưng đương nhiên, người duy nhất công nhận và yêu thương hắn ta lại cũng là một kẻ sát nhân.

Like many people, Joe is wrong to believe that he can find his soulmate. Because soulmates are made, not found.

Joe không hiểu rằng: Một tình yêu hạnh phúc không đến từ người bạn đời hoàn hảo, mà nằm ở nỗ lực hoàn thiện chính bản thân mình, sự giao tiếp hiệu quả giữa hai người và rất nhiều yếu tố khác nữa

If you want to find a perfect partner, someone who accepts all your faults, can always be there for you and protect you at all costs, you might end up marrying a killer, or worse, being killed.

“Modern Family”, Modern Dads

In this episode, I want to talk about a series called Modern Family. Because this episode is released on my dad’s birthday, I decided to discuss all the dads in this series.

Phim modern family thuộc thể loại hài sitcom, rất dễ xem và dễ hiểu, thậm chí còn dễ hiểu hơn phim Friends mà tập trước mình đã nói đến. Bộ phim này có đến 11 mùa, và mỗi mùa có đến hơn 20 tập, nhưng mỗi tập kể một câu chuyện khác nhau, nên các bạn sẽ không gặp phải tình trạng hồi hộp xem hết tập này đến tập khác không dừng lại được đâu.

This series is a mockumentary, or docucomedy, which means that it is not real event, but pretend to be one. But when you watch this show it feels real, like it is a true story of a normal American family dealing with challenges in life.

Bộ phim được chiếu trong một thời gian dài, vậy nên người xem có thể nhìn thấy quá trình lớn lên của những đứa trẻ trong phim, từ khi mới vài tuổi cho đến lúc là một thanh niên trưởng thành, khiến cho họ trở nên gần gũi và thân thuộc hơn.

There is a big family in the show consisting of three nuclear families, but there are 4 dads with 4 different styles. Two of them are in one family, they are Mitch and Cam, a gay couple with an adopted girl named Lily.

Cam là người chăm sóc chính cho Lily từ khi cô mới chỉ là một đứa bé sơ sinh. Anh là một ông bố dịu dàng, chiều con, thích lên đồ cùng con chụp ảnh và có tài đóng vai chú hề cực kì đáng yêu. Cam cũng khá nhạy cảm nên anh hay phản ứng thái quá với mọi chuyện xung quanh.

Mitch is more reserved, he is shy to admit his feeling, but he works hard as a lawyer to support his family. He has the family financial burden on his shoulder but he always tries to calm his partner down when he is having a crisis.

Mitch và Cam là một cặp bố đáng yêu, bởi tình yêu đã giúp họ thông cảm và thấu hiểu, cùng nhau vượt qua khó khăn khi nuôi dạy một em bé gái, khi đến tuổi dậy thì có những biến đổi thể chất mà họ chưa bao giờ trải qua.

These two dads understand and follow young generation trends more than any parents. Lily is a unique girl who is way more intelligent and sarcastic than people of her own age, so her dads are afraid that she cannot blend in, so they try to communicate with her. In one episode, they wanted to learn what music Lily loved and be a part of it, when they listened to pop and Lily listened to rock metal. They could not stand it but they still tried to listen to it not to make her upset.

Lily quả là may mắn vì có được tận hai người bố tâm lý như vậy. Thể nhưng nhắc đến tâm lý thì không thể bỏ qua Phil, anh rể của Mitch.

Phil is the father of three children. He laughs, he cries, he is not afraid to be himself. He is a cool dad. He tries his best to connect with his kids and understand them. He is literary the dad’s goal.

Có một lần, vì lầm tưởng là con trai anh, Luke, mặc một cái áo lót nữ, Phil không ngần ngại mà nói rằng

“That’s not the conversation I thought we’d be having, but if that’s what you need on the outside to feel like the Luke you are on the inside…”

Phil là hiện thân của một ông bố hiện đại, luôn khuyến khích con được là chính mình mà không phải cảm thấy xấu hổ vì sự khác biệt. Làm bố đâu nhất thiết phải là trụ cột gia đình, luôn lạnh lùng, không bao giờ được khóc. Thế nhưng trong một gia đình hiện đại cũng sẽ có một ông bố truyền thống như vậy. 

Jay, who is Phil’s father in law, is the opposite of him. Jay believes in traditional definition of a man, who is strong, reticent and cold. Sometimes he even tries to prove his masculinity in an extreme way. When his son Mitch came out as gay, or when his daughter got pregnant at a young age and got married with Phil, a man she loved but Jay did not approve, he first showed his resentment. He then had a hard time accepting the truth and be ok with the situation.

Nhưng Jay đã từng bước khẳng định rằng mình là một ông bố không tồi, khi ông lấy vợ mới người Colombia và có một đứa con vợ tên là Many.

Many is caring and gentle, and who is into drama and fashion. But Jay, being a traditional man, cannot support this image. One time, Jay felt uneasy when seeing his stepson wearing a colourful cape to school, but at the end of the day, he learnt to respect his son’s choice and who he was.

Bố đẻ của Many thỉnh thoảng có đến thăm cậu, lúc đầu thì cậu thích bố đẻ hơn là bố dượng, tuy nhiên thời gian đã chứng minh, Jay đã làm tốt vai trò người bố đối với cậu, bởi mặc dù có những khác biệt cả về văn hoá và tính cách, thì Jay vẫn gạt bỏ những điều đó. Bởi dũng cảm là khi dám sống thật với chính bản thân mình.

They are different but they respect their children’s choices. They can abandon traditions and boundaries to be the role model for their children. They are not perfect but they can work hard to prove that they can be the shoulders for their children to lean on. Above all, they love their kids in their own way. That’s what a modern dad is.

Happy birthday, dad! Without you, our family could never be as modern as we are today. Thank you!

“Friends”, or Family?

Ngoan’s just started learning English with me, but she is brave enough to share her opinion about this series, because this is one of her favourite shows. Let’s see what she has to say about “Friends”.

“I’m really interested in watching Friends, I find it made me change my perspective on friendship and family bonds. To be honest, I had a great time watching this film. Besides, it’s a good way for me to learn English.”

Ngoan

Mình thật ra cũng rất thích bộ phim này và mình đã xem ít nhất là 3 lần rồi. Friends là một bộ phim hẳn là không còn xa lạ gì đối với các bạn học tiếng anh và cả những người yêu thích phim ảnh nữa. Bộ phim thuộc thể loại hài sitcom, dễ xem và dễ hiểu đối với những bạn có trình độ tiếng anh trung cấp trở lên.

This series’s name is Friends, so, as you may know by know, it’s about the Friendship of 6 people, 3 women and 3 men. They lived in the busy city of New York and they were all in their 20s and 30s.

Như các bạn biết thì độ tuổi này là lúc mà những người trẻ đang gặp phải khá nhiều áp lực của việc tìm kiếm và xây dựng bản sắc cá nhân cũng như vị trí của mình trong cộng đồng và xã hội. Vậy nên, những người bạn của chúng ta đã phải trải qua rất nhiều những sự kiện và biến cố của tuổi trẻ.

They stuck together through ups and downs, they were always there for each other to overcome relationships problems, family trouble or difficulties in career choices.

Điều mà mình thấy nổi bật nhất ở bộ phim này đó chính là cách mà bộ phim định nghĩa lại về tình bạn và gia đình.

We often consider friends and families as two separate aspects in life, but in Friends, your friends can also be your family , and when you are with them, you can always feel like home.

Ví dụ như nhân vật Rachel, một cô gái được gia đình bảo bọc từ nhỏ, sống trong sự sung túc, vì vậy, hầu như cô chưa bao giờ phải lo lắng về đồng tiền. Gia đình và bạn bè cũ của cô đều ủng hộ việc cô lấy một người chồng giàu có, sau đó sinh con và an phận chăm sóc gia đình.

There was nothing wrong about that lifestyle, but that was not what Rachel wanted for her. She wanted to break free from her family’s protection and start to build her own life from scratch. 

Chính vì muốn tạo dựng cuộc sống của riêng mình mà Rachel tìm lại Monica và gia nhập hội bạn của cô ấy. Rachel bỏ người đàn ông mà cô suýt lấy ở nhà thờ rồi chạy đi tìm Monica, người bạn cũ mà sau nhiều năm cô đã không còn thân thiết nữa, thậm chí Rachel đã không mời Monica đến dự đám cưới của mình. Monica cũng là nhân vật mà học sinh của mình yêu thích nhất, hãy xem bạn ấy nói gì về nhân vật này nhé.

“Monica is so mature that she was not angry with Rachel even though Rachel didn’t invite her to her wedding. Monica even let her stay at her apartment in New York City.”

Ngoan

Bỏ lại phía sau cuộc sống cũ với mọi thứ đều đã được vạch sẵn, Rachel đến ở trong căn hộ của Monica, bước vào cuộc sống mới đầy thử thách, nhưng hội bạn mới đã cho Rachel sức mạnh để tìm được chính mình.

They supported her to get back on her feet. She was able to find a job and meet a man that she loved, thanks to her new family/friends.

Những người yêu thích phim Friends chắc hẳn đều nhớ căn hộ của Monica với những bức tường sơn màu tím đặc trưng. Ngoài quán cà phê mang tên Central Perk thì đây cũng là nơi mà những người bạn thường hay tụ tập, kể cả trong những dịp lễ như Lễ Tạ Ơn và Lễ Giáng Sinh. 

The Thanksgiving and Christmas episodes are always a little bit special. Normally, in these occasions people would get together with their families. But in this series, they gathered with their friends in Monica’s apartment, in which they always felt like home.

Monica cũng rất đam mê với việc tổ chức và quản lý đám bạn của mình, và Ross, anh trai cô từng nói rằng cô quá nguyên tắc, giống như một người mẹ. Chắc hẳn điều này đã khiến cho căn hộ của Monica là một điểm tụ tập lý tưởng, bởi chủ của nó luôn giữ cho nó sạch sẽ và ngăn nắp, và mọi người đều có cảm giác như đang ở nhà của mình vậy.

Monica and Ross are actually sister and brother, or family members. But we can feel that they became closer in a group of friends than when they were in their real family. This was because their mom and dad always favoured Ross over Monica, which created an unbalanced dynamic between the two.

Sự ganh đua của Ross và Monica có ảnh hưởng không tốt đến cả hai, thế nên việc tách ra khỏi không gian gia đình đã xoá đi sự thiên vị mà bố mẹ dành cho Ross. Từ đó, hai người có thể khẳng định bản thân một cách thoải mái và tự do hơn. Có thể nói rằng, mối quan hệ anh em tuyệt vời của Ross và Monica có lẽ đã không tuyệt vời đến thế nếu hai người không chơi chung trong một nhóm bạn.

There are many questions about why the show did not give everyone a so-called “happy ending”, which often means getting married and have kids in other shows.

Thật ra, cá nhân mình thích kết thúc của phim Friends hơn. Định nghĩa của một kết thúc có hậu, là phải có đôi có cặp, có con cái, dường như không còn phù hợp với nhiều khán giả nữa rồi.

I am glad that at the end of the show, everyone was still figuring out life, with a lot of new challenges lying ahead of them. But they are there for each other, like a real family. That is why so many of us fell in love with the show, and somehow they became our friends and family, too.

“The Good Place” – is it good, really?

I have recommended “The Good Place” series to some people, but not all of them seem to like it. However, those who like it cannot get enough of it and I am one of those people.

Đối với mình thì đây là một bộ phim khá đặc biệt, bởi vì dường như nó không rơi vào bất cứ một thể loại nào đơn thuần. Bộ phim đề cập đến quá nhiều vấn đề về triết học đạo đức để có thể là một phim hài tình cảm thuần tuý, nhưng nó lại khá nhẹ nhàng để trở thành một bộ phim viễn tưởng hack não.

If you like thrillers or action movies, maybe this series is not for you. But if you love a mix of light-hearted jokes, love stories, fantasies, philosophy and moral questions, you have to watch this series.

Bộ phim gồm có 4 mùa, mỗi mùa 13-14 tập phim và mỗi tập kéo dài khoảng 20 phút. Mình thấy độ dài như vậy khá là phù hợp để xem giải trí, bởi vì mỗi tập sẽ không chiếm quá nhiều thời gian để xem. Tuy nhiên các tập thường có kết thúc khá là chênh vênh, khiến cho bạn phải tò mò về diễn biến của tập sau. Sau đây mình sẽ mô tả một chút về nội dung chính của phim.

The series is about the afterlife of human beings, which includes the Good Place and the Bad Place. Of course the Good Place is filled with all the best things that one can imagine, all wishes can be fulfilled there, while the Bad Place promises the opposite experience.

Việc bạn có được lựa chọn để vào được Nơi Tốt sau khi chết hay không phụ thuộc hoàn toàn vào những hành động và lựa chọn của bạn khi còn sống, bởi mỗi lựa chọn đều sẽ được tính điểm, và tổng điểm khi bạn chết sẽ quyết định việc bạn đi về đâu. Thế nhưng, hệ thống tính điểm này đôi khi có thể sai sót chăng?

Elenor, the main character of the show, seems to have gotten into the Good Place by mistake. Her total points in life would never be high enough for her to get into the Good Place because she was a horrible person. 

Hình như Micheal, kiến trúc sư của Nơi Tốt, người chịu trách nhiệm điều hành khu phố đã nhầm Elenor với một người khác cùng tên. “Elenor thật” này có vẻ đã làm được rất nhiều điều tốt khi còn sống, trái ngược hẳn với Elenor “giả”. 

Each one of the people in the Good Place is matched with a soulmate. So, the fake Elenor is matched with the real Elenor’s soulmate.

Người bạn tâm giao của Elenor thật tên là Chidi, một giáo sư đại học và một triết gia về đạo đức. Elenor giả làm quen với Chidi và nói sự thật với anh.

The fake Elenor asked Chidi to keep this secret. In order to earn her place in the Good Place, she asked Chidi, a moral philosopher, to help her learn ethics and become more ethical.

Liệu Elenor có trở thành người tốt hơn và xứng đáng có được một chỗ đứng trong Nơi Tốt hay không? 

This series is not made just to answer this simple question. 

Bộ phim đặt ra nhiều câu hỏi triết học mà con người đã luôn suy ngẫm từ bao lâu nay, như là, bản chất con người là tốt hay xấu, con người có khả năng hướng thiện hay không, và vai trò của hoàn cảnh lớn đến đâu trong việc hình thành nhân cách con người?

There are a lot of things to unpack about this show, but one of the things I love is the emphasis on human’s ability to change for the better when they are matched with the right people in their lives. 

Bạn có thể có nhiều người bạn xung quanh, nhưng trong số đó sẽ có một vài người có thể giúp bạn hướng thiện, cho bạn thấy những khuyết điểm của mình, giúp bạn tìm được tiếng nói bên trong của lương tâm. 

This voice of conscience will lead you to become better in the most mysterious and amazing ways that you can imagine. 

Dù bạn ích kỷ như Elenor hay quá ám ảnh với lựa chọn như Chidi, bạn đều có thể thay đổi dựa vào tiếng nói của lương tâm.

Elenor always considered herself to be a selfish, egocentric person who would never put anyone’s interest above her, and she could be really mean to others. But when she met Chidi, a selfless person, she was inspired to behave better and willing to follow the conscience’s voice in her head. Chidi, on the other hand, was inspired by Elenor’s free spirit and learnt to stop obsessing over mundane everyday choices.

Một điều nữa mình thích ở bộ phim này là cách mà nhà làm phim lột tả được sự đặc biệt của đời sống con người. Không giống như robot hay thần tiên, con người có những bài học riêng và những trải nghiệm riêng, được thiết kế đặc biệt để thử thách “tiếng nói lương tâm” của họ. 

In the show, there is a Janet, who is a know-it-all none human, none robot being. She assisted the residents in the Good Place, and while interacting with the them, she developed her own emotions and even learnt how to love. 

Những trải nghiệm tuyệt vời nhất của việc làm người không nằm ở lời hứa về một Nơi Tốt, hay Thiên Đàng, mà nằm ngay ở chính những lựa chọn nhỏ bé nhất khi bạn đang sống. Cảm giác được mãi mãi tận hưởng những thứ tốt đẹp và xa hoa không thể so sánh được với động lực mạnh mẽ thúc đẩy con người để trở nên tốt lên mỗi ngày. Động lực ấy chính là lòng yêu thương, yêu thương bản thân và yêu thương những người xung quanh.

Being a good person requires great efforts, from surrounding yourself with the best people that make the best out of you, learning to love all people (and demons), letting go of the painful past or doing selfless good deeds. Even though we might not know whether we will end up in the Good Place or not, we can always control our own decisions. This way, we can be sure that our conscience, or the “little voice”, as Elenor puts it, will never regret the ethical choices that we’ve made.

“Never Have I Ever” film review part 2 – Devi’s Struggles

Never Have I Ever film review phần 2 – Những khó khăn của Devi

Ở phần này mình sẽ nói kĩ hơn về nhân vật Devi và cảm nhận của mình về nhân vật này, nếu các bạn muốn xem phần 1 thì nhấn vào link dưới đây nhé! À mà mình mới cho ra lò một kênh podcast, nếu các bạn quan tâm thì ấn vào đây nhé! Có cả link sang SpotifyApple Podcast nữa nha!

I cried at the end of Season 1, when Devi chased after her mom to the sea and joined her to scatter her father’s ashes there. Devi loves her dad for so many reasons, but one of them is that he was a loving dad. In his eyes, she was always a perfect little girl. In contrast, her mom sees her as a rebellious teenager who need to be tamed. Maybe that’s why Devi has so many conflicts with her mom, and misses her dad so much. She even said to her mom that she wished the person who died was her mom, not her dad. This was an even more hurtful when her mom also wished the same thing because she did not believe she could raise Devi on her own, at least not as well as her husband. Devi not only misses her dad, but she also misses her old self when she was with him. She has lost the only one person who thinks that she is a sweet little girl.

Lúc xem phim này, mình đã khóc ở phần cuối của mùa 1, khi mà Devi đuổi theo mẹ để kịp cùng mẹ rắc tro của người bố đã mất xuống biển. Devi yêu bố của mình vô cùng bởi rất nhiều lý do, nhưng một trong những lý do ấy là bởi bố Devi rất tình cảm và yêu con. Trong mắt bố thì Devi luôn là một cô bé đáng yêu và hoàn hảo. Trong khi mẹ cô bé lại cho rằng cô là một đứa trẻ nổi loạn, cần phải được dạy dỗ. Có thể đó là lý do tại sao Devi có rất nhiều mâu thuẫn với mẹ, và cô nhớ bố nhiều đến như thế. Cô còn nói với mẹ rằng cô ước gì mẹ cô là người ra đi chứ không phải bố cô. Điều này thậm chí còn đau lòng hơn đối với mẹ Devi khi bà cũng mong muốn mình chết thay cho bố cô, bởi bà không tin mình có thể nuôi Devi tốt được như chồng mình. Devi không chỉ nhớ bố mà cô còn nhớ cả chính con người mình khi có bố ở bên. Cô bé đã mất đi người duy nhất tin rằng cô là một cô bé đáng yêu.

I have never experienced any loss as painful as Devi has, but I feel for her. Sometimes I wonder if I have become the exact person who my parents want me to be, because I am so afraid of letting them down. But other times, I want to claim my identity so bad that I just want to be the opposite of what they want me to be. Now I know that neither ways can help me find my own self.

Mình chưa từng trải qua nỗi mất mát to lớn như Devi, nhưng mình thực sự xúc động. Đôi khi mình không biết rằng, có phải mình đã trở thành người mà bố mẹ mình muốn mình trở thành hay không, bởi mình luôn sợ khiến cho bố mẹ thất vọng. Nhưng đôi khi mình cũng đã hành xử hoàn toàn ngược lại với những gì bố mẹ mình muốn, bởi mong muốn khẳng định bản thân quá lớn. Dù thế nào thì cả hai cách này cũng chẳng thể giúp mình tìm được bản sắc của chính mình.

At school, Devi was invisible to nearly everyone, except for her 2 best friends. But she wanted to get the boys’ attention too, particularly Paxton, one of the most famous boys in her school. To her friends, she had to prove that she was loyal and helpful, but most of the time she struggled to balance between boys and her friends. She also had a tough time choosing between her own opinions, her friends’ and her psychologist’s advice. Most of the time, she just went with the flow, tried to please everyone, made bad decisions and ended up forgetting who she was. Even though she was much more popular after all, she was known as “Crazy Devi”. 

Ở trường, Devi hầu như vô hình trong mắt bạn bè, trừ hai cô bạn thân. Nhưng cô muốn có sự chú ý từ các chàng trai, đặc biệt là Paxton, cậu bé nổi tiếng nhất trường. Đối với các bạn cô thì cô cần phải chứng minh rằng mình là một người bạn trung thành và hay giúp đỡ bạn bè, nhưng phần lớn thời gian thì cô chật vật để cân bằng giữa bạn bè và các chàng trai. Cô bé cũng luôn phải lựa chọn giữa ý kiến của bản thân, của bạn bè và bác sĩ tâm lý của cô. Hầu hết thì cô đều cuốn theo chiều gió, cố gắng chiều lòng tất cả mọi người, đi đến những quyết định ngốc nghếch và cuối cùng thì đánh rơi mất bản sắc của chính mình. Cô bé có trở nên nổi tiếng hơn thật, nhưng cô được biết đến như là Devi Dở hơi.

Is she really crazy? I think some of us might have experienced the “crazy” period like Devi, when we do not know who we are and we just go to the end of the world to prove that we are worthy of love. Some of the people out there might think I’m crazy, but what really matter is, I am not crazy, I am just a human trying to find myself.

Cô bé có dở hơi thật không nhỉ? Mình nghĩ mọi người đều đã trải qua giai đoạn điên rồ này, khi mà chúng ta chẳng biết mình là ai, cứ thế làm mọi thứ để chứng mình rằng chúng ta xứng đáng được yêu thương. Một số người nào đó có thể nghĩ mình dở hơi, nhưng điều quan trọng hơn là, mình không dở hơi, mình chỉ là một người đang đi tìm bản thân mình thôi.

“Never have I ever” – a series to remember your “crazy” phase

“Never have I ever” – một bộ phim gợi nhớ về khoảng thời gian dở hơi của bạn.

This is a drama-comedy series about the life of a first generation Indian American teenage girl and her struggles with her father’s passing away, her family and friends, and yes, boys. More importantly, the series depicts the main character’s journey to find her own identity in her family and at school. 

Đây là một bộ phim hài tình cảm về cuộc sống của một cô bé người Mỹ gốc Ấn thế hệ đầu tiên và những khó khăn của cô khi đối diện với việc bố mất, với gia đình và bạn bè, và cả những cậu bạn trai nữa. Điều quan trọng hơn là bộ phim này lột tả được hành trình của nhân vật chính trong việc đi tìm cái tôi của mình, cả ở nhà và ở trường.

This can be a good series to practice English for people from B1 level. It does not contain too many difficult words and phrases. The conversations in this series are easy to follow and they are also accompanied with the engaging narratives from famous voices (even Gigi Hadid, in one episode). I especially love the narrative, as it really highlights the emotional development of each character, their inner thoughts and motivation.

Đây là một bộ phim phù hợp nếu bạn muốn luyện tập Tiếng Anh, nếu trình độ của bạn ở mức B1 trở lên. Phim này không có quá nhiều từ khó, các đoạn hội thoại thì dễ hiểu, cộng thêm lời dẫn chuyện hấp dẫn từ những người nổi tiếng (có cả Gigi Hadid trong một tập nè). Mình thích cách kể chuyện này bởi người xem có thể dễ dàng hiểu được diễn biến cảm xúc, các suy nghĩ thầm kín và động cơ của nhân vật.

As a comedy/drama series, it will not amaze you with plot twists and action scenes. But you can totally relate to it emotionally, especially if you have experienced the hormonal surging phase as a teenager or, have made (many) wrong decisions in those crazy years or, have struggled to find your own identity.

Vì là một bộ phim hài tình cảm, nên là sẽ chẳng có tình tiết bất giờ hay những pha hành động nào đâu. Tuy nhiên, bộ phim lại có thể chạm đến cảm xúc của người xem, đặc biệt nếu như bạn đã từng trải nghiệm những năm tháng tuổi teen với sự lên xuống của hóc-môn, hoặc (rất nhiều) những quyết định ngu ngốc, hoặc chật vật tìm ra bản sắc cá nhân của mình.

This series saw the representation of different races, genders and sexual orientations, and it also tries to erase some of the stereotypes. An Indian girl (Devi) can be excellent at school, but can also be super pretty and independent (Kamala), while another can be good at soccer and does not even care about her study (Aneesa). A popular, attractive boy can later perform well at school and have emotional moments (Paxton). A lesbian can be the leader of a robot team (Fabiola). All in all, the characters in this series represent many types of people, and there is a good chance that you can see yourself in one of them.

Bộ phim này có sự tham gia của các nhân vật từ nhiều chủng tộc, giới tính và xu hướng tính dục khác nhau, và bộ phim cũng nỗ lực để xoá bỏ đi một số định kiến về các nhóm người này. Một cô bé gốc Ấn (Devi) có thể học siêu giỏi ở trường, một cô khác cũng có thể vừa xinh và vừa độc lập (Kamala), trong khi một cô thì lại siêu giỏi chơi bóng đá và chẳng quan tâm mấy đến chuyện học (Aneesa). Một cậu chàng vô cùng đẹp trai và nổi tiếng hoá ra lại hoàn toàn có thể học giỏi và tình cảm (Paxton). Một cô bé đồng tính có thể là thủ lĩnh của nhóm thiết kế robot. Nhìn chung thì dù bạn là ai, bạn cũng có thể thấy chính mình trong bộ phim này.

I want to write more about Devi’s struggle to find herself, but I think I will leave it for my next blog post. See you very soon!

Mình sẽ viết thêm về hành trình đi tìm bản thân của Devi, nhưng mà ở bài post sau nhé. Hẹn gặp lại các bạn!

20/10, bạn được nhận quà gì?

Rất nhiều người đã hỏi mình câu này mấy ngày gần đây. Câu trả lời của mình là không, mình không cần quà trong ngày này. Nhất là quà từ người yêu. Vì mình thấy một món quà gì đó đơn thuần, nó không có ý nghĩa gì đối với mình.

Ngày 20/10 đối với mình là ngày mà mình dành ra để tìm hiểu, suy ngẫm xem phụ nữ Việt Nam, kể từ ngày 20/10 trọng đại đầu tiên mà họ được bầu cử ấy, cho đến nay, họ đã đóng góp những gì cho xã hội. Và họ được trao cho bao nhiêu cơ hội để đóng góp. Đồng thời, mình ngẫm lại từ vị trí của mình và những câu chuyện mình được nghe từ chị em, liệu còn có những rào cản gì ngăn phụ nữ làm những điều mình yêu và đạt được hạnh phúc? Dù hạnh phúc đó có được định nghĩa là gì đi chăng nữa.

Một món quà, thật tuyệt nếu nó thể hiện được tấm lòng của người tặng. Sẽ thật tuyệt nếu như đó là sự trân trọng đối với những gì phụ nữ đã làm. Nhưng sự trân trọng này không nhất thiết phải thể hiện ra nhờ quà. Nó có thể được thể hiện ra bằng sự tử tế mỗi ngày. Một lời cám ơn ngay khi nhận được sự giúp đỡ sẽ tốt hơn một lời cám ơn gửi đi một năm một lần.

Hoa, quà hay một bữa ăn của những người chồng, người bố “lăn vào bếp” trong một hai ngày không xoá nhoà được những định kiến đóng khung phụ nữ (và đôi khi là cả đàn ông) suốt năm suốt tháng. Phụ nữ là phải xinh đẹp (“Không có người phụ nữ xấu, chỉ có người phụ nữ không biết làm đẹp” – từ khi nào chuyện xấu đẹp của phụ nữ lại quan trọng và áp lực đến vậy?). Phụ nữ là phải chu toàn, nghĩa là họ phải quán xuyến việc nhà, đồng thời phải có một công việc ổn định, dù cho họ có sẵn sàng hay không. Phụ nữ dù có thành công đến mấy vẫn cần một tấm chồng tốt (dù thực tế là họ có thể muốn nhưng không cần). Sinh con là thiên chức của người phụ nữ, mặc cho họ có muốn hay không, đó vẫn là nhiệm vụ mà xã hội vô hình giao phó. Vân vân.

Hãy nhìn vào những hình ảnh phụ nữ được hát lên trong các tiết mục văn nghệ chào mừng 20/10 thì biết. Một là họ phải trẻ và xinh. Hai là họ lớn tuổi, là mẹ, và hi sinh vì chồng con. À dĩ nhiên là những nhân vật này (nếu có thật) thì họ thực sự đáng quý và đáng trân trọng chứ. Nhưng họ không phải là tất cả “phụ nữ Việt Nam”. Và phụ nữ thì xứng đáng có nhiều cơ hội và con đường hơn là đi theo một hai con đường định sẵn.

Mình mong có những cuộc nói chuyện về việc làm thế nào để bỏ bớt đi các định kiến về phụ nữ và tăng cơ hội cho phụ nữ được thực hiện các ước mơ của mình. Hoặc ít nhất mình muốn nghe tiếng nói của các bạn chứ không phải vài tiết mục văn nghệ pha trò và vài bông hồng héo mua vội vỉa hè. Tại mình không phải chuyên gia và mình thích tìm hiểu những chuyện như vậy, mình muốn nghe các bạn nói. Ý nghĩa của ngày 20/10 tuyệt vời lắm, chứ không phải là ngày để các bạn nam nào đó thể hiện sự ga lăng và vui tính và hào hiệp và sự chọn quà giỏi đâu. Cũng không phải ngày để các bạn nữ than thân trách phận vì không có người yêu, hoặc khoe quà người yêu tặng để cho dân mạng ăn cẩu lương đâu.

Vậy nên nhân ngày 20/10 này, mình sẽ tặng các bạn nữ (và cả các bạn nam) một món quà tuyệt vời, là mình sẽ không hỏi bất kì ai là họ có nhận được quà trong ngày 20/10 hay không đâu. Mình hứa!

Một câu nói buồn cười

Hôm trước mình đọc được một câu trên facebook story của Kênh14:

“Đừng bao giờ để người phụ nữ của bạn quen với sự cô đơn. Một khi cô ấy đã thích nghi được rồi, cô ấy sẽ chẳng cần bạn nữa, vì lúc đó cô ấy đã đủ mạnh mẽ rồi!”.

Kênh 14 – trích lại từ đâu đó

Và mình tưởng tượng ra, câu này nếu đổi vai trò nam nữ với nhau thì sẽ rất buồn cười. Thử nhé:

“Đừng bao giờ để người đàn ông của bạn quen với sự cô đơn. Một khi anh ấy đã thích nghi được rồi, anh ấy sẽ chẳng cần bạn nữa, vì lúc đó anh ấy đã đủ mạnh mẽ rồi!”

Mình – đạo lại từ câu trên

Mình nói câu sau này với bạn trai mình và bạn ấy đã phì cười. Mình cũng thấy buồn cười ghê. Nhưng mà tại sao lại thế nhỉ, mình tự hỏi. Tại sao một số đặc tính, vai trò lại chỉ được và nên được gắn với một giới nhất định? Cụ thể là trong chuyện tình yêu nam-nữ thì, tại sao lại có các khuôn mẫu và nó có ảnh hưởng gì đến mình?

Photo by Matheus Viana on Pexels.com

Bây giờ mình sẽ phân tích về câu nói kể trên để hiểu thêm về khuôn mẫu được đặt ra trong câu này. Mình chia câu nói thành hai vế. Thứ nhất là “Đừng bao giờ để người phụ nữ của bạn quen với sự cô đơn.” Đây là một câu cầu khiến, có tác dụng răn nhắc người đàn ông. Người đàn ông ở đây là chủ thể hành động của hành động, còn người phụ nữ thì ở trong thế bị động. Việc người phụ nữ quen hay không quen với sự cô đơn nằm gọn lỏn trong tay của người đàn ông.

Vế thứ hai là “Một khi cô ấy đã thích nghi được rồi, cô ấy sẽ chẳng cần bạn nữa, vì lúc đó cô ấy đã đủ mạnh mẽ rồi!” Vế này nói về hệ quả xảy ra, nếu câu cầu khiến bên trên không được người đàn ông thực hiện. Hệ quả này là việc người phụ nữ không cần đến người đàn ông nữa vì cô ấy đã đủ mạnh mẽ. Ở đây có thể suy ra hai điều, một là dưới bàn tay của người đàn ông thì người phụ nữ sẽ buộc phải trở nên mạnh mẽ hoặc không cần phải trở nên mạnh mẽ. Và hệ quả này là một điều mà không ai mong muốn, tức là việc người phụ nữ trở nên mạnh mẽ và không cần người đàn ông nữa là một điều tệ hại.

Photo by Matheus Bertelli on Pexels.com

Phân tích đến đây, đủ để thấy rõ các khuôn mẫu được đặt ra cho “người đàn ông” và “người phụ nữ”. Người đàn ông mang trong mình cả một nghĩa vụ và một quyền lợi to lớn, đó là vừa phải chịu trách nhiệm và vừa được nắm “quyền sinh, quyền sát” đối với sự cô đơn và sự mạnh mẽ của người phụ nữ. Còn người phụ nữ thì không cần chịu trách nhiệm với sự cô đơn của mình, đồng thời, phụ nữ thì không nên, hoặc chí ít là không cần trở nên đủ-mạnh-mẽ để không-cần-đàn-ông.

Tương tự như vậy, mình thấy câu nói ngược buồn cười bởi vì, đàn ông mà phụ thuộc vào phụ nữ và cần phụ nữ ở bên để bớt cô đơn, đàn ông mà không mạnh mẽ thì đáng bị thiên hạ chê cười. Đàn ông là không được yếu đuối, đàn ông là phải biết chịu trách nhiệm. Giống như các câu chuyện cổ tích, chàng hoàng tử mang trên đôi vai mình một trách nhiệm nặng nề là giải thoát cô gái khỏi sự cô đơn của chính mình.

Photo by R. Fera on Pexels.com

Thực tế thì các khuôn mẫu không có lợi cho bất cứ bên nào. Phụ nữ không học cách đối diện và xử lý sự cô đơn, họ không có động lực để rèn luyện mình trở thành một người mạnh mẽ (một điều chẳng hề tệ chút nào!). Phụ nữ cũng có trí thông minh, họ có chính kiến và có thể chủ động giải quyết vấn đề. Khi người đàn ông không dành thời gian quan tâm hay gặp mặt, phụ nữ có nhiều cách để xử lý, thay vì ngồi đó chịu đựng đến khi “quen”. Họ có thể nói chuyện thẳng thắng với nhau, rằng lý do cho việc dành ít thời gian cho nhau là gì, và mong muốn của mỗi người là như thế nào. Có những người chỉ đơn giản là không có nhu cầu gặp mặt, có những người thì đặt những ưu tiên khác lên trên chuyện tình yêu, hoặc họ quá bận, chẳng có thời gian yêu. Từ việc nói chuyện với nhau cởi mở, hai người có thể đi đến những phương thức giải quyết vấn đề. Nếu như nhu cầu gặp mặt quá khác nhau thì cả hai có thể tìm một điểm trung bình ở giữa.

Còn với đàn ông, khuôn mẫu cũng khiến họ phải gồng mình lên cho đúng với hai chữ “phái mạnh”. Đối với họ, việc thể hiện những cảm xúc tiêu cực cũng bị hạn chế. Vì không thể khóc, nhiều khi họ che dấu và đè nén những cảm xúc của mình. Đôi khi, họ phải chịu trách nhiệm cho cả cảm xúc của người khác, ví dụ như thường phải mở lời xin lỗi trước dù đúng hay sai, vừa phải đi làm kiếm tiền, gây dựng sự nghiệp, vừa không được “để người phụ nữ cô đơn”.

Photo by Pixabay on Pexels.com

Ở đây, mình không chỉ trích những người phụ nữ không (thích) mạnh mẽ và những người đàn ông thích chịu trách nhiệm về sự cô đơn của người khác. Mình chỉ đang muốn nói đến những gánh nặng mà khuôn mẫu đặt ra cho những người có suy nghĩ và đặc điểm tính cách khác với khuôn mẫu. Khuôn mẫu làm mất đi quyền tự do được lựa chọn và bộc lộ bản thân. Nếu một người có mong muốn khác với khuôn mẫu, ví dụ một người phụ nữ nhận ra rằng mạnh mẽ và tự chủ mới là hạnh phúc, và rằng họ không cần đàn ông chịu trách nhiệm hộ cho cảm xúc của họ, thì họ sẽ hơi ái ngại khi phải thừa nhận điều này với mọi người. Những lời đàm tiếu có thể sẽ xuất hiện, ví dụ như: “Ôi chắc chả có ai thèm yêu nên mới phải như vậy”, “Ôi chắc người yêu chẳng thèm quan tâm nên mới phải giả vờ mạnh mẽ vậy”, v.v. Một người đàn ông khi thừa nhận rằng họ không thể chịu trách nhiệm được cho cảm xúc của phụ nữ, hay khi họ thể hiện ra sự yếu đuối của mình thì chắc còn bị chỉ trích nặng nề hơn như thế nhiều.

Ảnh mình chụp ở một quán gần Hồ Tây

Chốt lại là, mình mong mọi người đều được tự do lựa chọn cách mình yêu: yêu người khác và yêu chính mình. Bản thân mình cũng đang phấn đấu để trở nên mạnh mẽ và độc lập. Như thế bạn trai của mình cũng bớt đi gánh nặng, bởi bạn ấy chịu trách nhiệm được cho cuộc sống của bạn ấy là mình vui lắm rồi.

Design a site like this with WordPress.com
Get started